Ngày 15/12, tại Đà Nẵng, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2017.
Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016.
Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,53 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016; thị trường EU ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 5,4%; thị trường Nhật Bản đạt 3,05 tỷ USD, tăng 5,2%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,59 tỷ, tăng 13,2%; thị trường Trung Quốc đạt 1,04 tỷ USD, tăng 26%; thị trường ASEAN dự báo đạt 900 triệu USD, tăng 9,1%.
Năm 2017, dệt may Việt Nam có 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực ước đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, đó là các mặt hàng áo thun, áo jacket, quần, quần áo trẻ em, váy, đồ lót, vải.
Tại thị trường nội địa, với dân số gần 95 triệu người và đời sống, thu nhập ngày càng được cải thiện, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành dệt may. Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các nước nhập khẩu dệt may lớn trên thế giới có xu hướng đưa dệt may trở lại nước mình, thay vì đặt gia công xuất khẩu ở các nước có giá nhân công rẻ. Điều này tạo áp lực để các dệt may Việt Nam phải quan tâm từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, bảo đảm sự phát triển cân đối giữa thị trường xuất khẩu và trong nước.
Với những tiềm năng và lợi thế phát triển, Hiệp hội cho biết đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2018-2025, trong đó tập trung đầu tư tái cơ cấu ngành, đón bắt các cơ hội của cách mạng công nghệ 4.0, áp dụng công nghệ tiên tiến để đầu tư, cân đối dần dần từ khâu sợi, dệt, nhuộm đến may mặc và nâng cao năng suất, chất lượng và đẳng cấp sản phẩm; thu hút các dự án dệt nhuộm gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung, có hệ thống xử lý nước thải, các dự án may về các vùng nông thôn có đông lao động; tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp dệt may trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài.
Tập trung khai thác các thị trường truyền thống, từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam mới ký FTA để khai thác lợi thế về thuế quan, xúc tiến khai thác thị trường EU; tập trung xây dựng và khẳng định thương hiệu thời trang của dệt may Việt Nam; lên kế hoạch quảng bá ra thị trường thế giới; tập trung phát triển nguồn nhân lực, liên kết với các cơ sở đào tạo để nâng cao tay nghề người lao động. Đặc biệt là nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; nắm bắt xu hướng, tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 để thích nghi với tiến bộ của thế giới…
Phát biểu tại Hội nghị, ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao những kết quả của doanh nghiệp ngành dệt may đã đạt được. Vượt qua những thách thức của năm 2017, năm 2018, ngành dệt may Việt Nam sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi. Dự kiến trong thời gian tới với nhiều hiệp định thương mại được ký kết, sẽ là đòn bẩy quan trọng trong hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi rộng mở thị trường cho ngành dệt may.
Nguồn: baochinhphu.vn
Hiện nay trên thị trường, collagen Collagen nước của Nhật bản là loại nước uống collagen làm đẹp da rất được ưa chuộng bởi vì sự tiện lợi và tác dụng mà nó mang lại cho phụ nữ. Xuất xứ từ Nhật Bản, một đất nước nổi tiếng với việc coi trọng sự làm đẹp từ bên trong cơ thể, collagen dạng nước của Nhật Bản đã và đang chứng minh được sức hút của mình với phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Sử dụng collagen dạng nước của Nhật Bản để uống là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay bởi vì sẽ tác động trực tiếp từ bên trong cơ thể và tác động đến toàn bộ cơ thể. Phương pháp này vừa an toàn vừa hiệu quả và dễ thực hiện hơn. Cơ thể chúng ta không thể hấp thu hoàn toàn loại collagen thông thường, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đưa ra thị trường “collagen peptide” hay còn gọi là “collagen có trọng lượng phân tử thấp”, là loại collagen đã được chế tạo bằng phương pháp thủy phân nhỏ các phân tử collagen